Khi thai nhi 37 tuần tuổi thì các mẹ nên làm gì? Câu trả lời là chuẩn bị kỹ càng đồ sinh và nghỉ ngơi đợi dấu hiệu "vượt cạn" thôi. Về chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho việc sinh nở và đồ sơ sinh thì các mẹ nên nhờ sự giúp đỡ của chồng và người thân trong nhà. Còn quan trọng nhất vẫn là nghỉ ngơi dưỡng sức thôi các mẹ nhé.
Sự thay đổi của thai nhi 37 tuần tuổi
Khi bước sang tuần 37, bé con có cân nặng gần 3kg và có lẽ chiều dài của bé từ đầu xuống chân là khoảng 51cm.
Đầu của thai nhi 37 tuần tuổi lúc này đang nằm gọn trong khoang chậu, được bao quanh và che chở bởi khung xương chậu. Tư thế này giúp bé có chỗ trống rất cần thiết để mông và chân của bé phát triển thêm nữa đấy mẹ ạ.
Thai nhi 37 tuần tuổi.
Nhiều em bé giờ trên đầu đã có đầy tóc rồi, những lọn tóc của bé dài đến chừng 3,5cm. Bên cạnh đó, tất nhiên là cũng có một số bé lại chẳng có chút tóc nào cả. Nhắc đến lông tóc, thì một thông tin cho mẹ là hiện giờ phần lớn lớp lông tơ mềm mịn phủ trên người bé từ khi mẹ mang thai 26 tuần giờ đã rụng mất; cả lớp chất gây (hay còn gọi là vernix caseosa) màu trắng trước đó bao quanh và bảo vệ cho làn da của bé cũng đã biến mất gần hết.
Mẹ có biết lớp lông tơ và lớp chất gây đó đi đâu không? Là bé con sẽ nuốt chúng vào, cùng với chất khác bé tiết ra, và giữ chúng trong ruột đấy. Chúng sẽ trở thành chất phân đầu tiên mà bé thải ra sau khi chào đời, chất phân có màu đen này được gọi là phân su.
Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 37
Ngày thứ 253: 80% thai nhi rời bụng mẹ sớm hơn 2 tuần so với ngày dự sinh. Bé của bạn cũng có thể nằm trong số ấy.
- Mẹ làm cho bé: Bạn chuẩn bị nôi cho bé chưa? Hẳn nhiên là rồi! À há! Nôi sắp có chủ rồi đây! Còn nếu đến tận tháng thứ 9 mà bạn vẫn chưa sắm được nôi cho con thì đừng do dự nữa, hãy nhanh tay lên vì rất có thể con bạn sẽ ra đời ngay lập tức đấy. Để tiện lợi thì bạn có thể đặt mua online nhé, link đây: Mua nôi cho bé.
Ngày thứ 254: Bé đã có thể mút ngón tay và phùng má lên nữa đấy.
- Mẹ làm cho bé: Mang núm vú cao su ra và rửa sạch để sẵn sàng cho bé bú, núm vú luôn là thứ trấn an tinh thần tốt nhất cho trẻ. Ngoài ra cần chuẩn bị cả bình sữa cho bé nữa nhé. Nếu chưa có núm vú cao su thì bạn có thể mua ở đây: Link.
Ngày thứ 255: Bé tự điều chỉnh vị trí của mình trong bụng mẹ. Nếu đầu bé nằm xuôi xuống thì thật là tốt, bé sẽ tự đẩy mình ra khỏi tử cung bằng cách đạp chân cho đến khi nào hết vướng vào cổ tử cung.
- Mẹ làm cho bé: Thật ra thì bé không cần nhiều thời gian nằm ở bệnh viện, vì thế bạn có thể đưa bé về nhà sớm hơn dự định. Nhưng bạn nhớ ủ ấm bằng cách quấn một chiếc chăn cho bé nhé.
Cách quấn chăn cho trẻ sơ sinh.
Ngày thứ 256: Hôm nay bé nặng khoảng 2 tỉ gram đấy bạn ạ! Chỉ là đùa thôi, thời gian này bé không tăng cân nữa.
- Mẹ làm cho bé: Nhiều mẹ vẫn đợi đến lúc gần sinh mới chịu nghỉ làm ở công ty, về nhà lại phải dọn dẹp nhà cửa cộng với những đêm mất ngủ… đó là lý do bạn cảm thấy nhiều áp lực dồn tới và tâm trạng không mấy thoải mái. Hãy dẹp bỏ mọi thứ sang một bên, hãy vì con, bạn cần thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho mình và cho bé yêu sắp chào đời nữa. Một bà mẹ hạnh phúc sẽ sinh ra một đứa con hạnh phúc, điều này được kiểm chứng rồi đấy bạn nhé.
Ngày thứ 257: Thật thú vị làm sao, bạn có biết không, chu vi vòng đầu của bé lại nhỏ hơn vòng eo bé dù là trông đầu của bé khá là to so với người.
- Mẹ làm cho bé: Nuôi con trong những năm đầu đời cực kỳ vất vả, bạn nên đặt mua thêm sách hướng dẫn nuôi dạy con để dễ dàng chăm sóc bé hơn, ngoài ra bạn có thể tham khảo trên các trang web chuyên sâu về gia đình và trẻ em.
Ngày thứ 258: Bé nhận được khoảng 15% chất béo cho cơ thể mỗi ngày từ mẹ.
- Mẹ làm cho bé: Giảm thiếu chứng đột quỵ ở trẻ sơ sinh (SIDS) bằng cách giữ ấm cho bé, để bé được ngủ chung phòng với bố mẹ nhằm theo dõi sát sao sức khỏe của con.
Ngày thứ 259: Tổ chức phổi vào não của bé đã rất chặt chẽ, tuy nhiên nó vẫn chưa thể hoạt động hiệu quả được cho đến lúc ra với thế giới bên ngoài.
- Mẹ làm cho bé: Bạn cần biết cách thức hâm và ủ sữa để cho bé bú, nếu không sẽ làm phỏng miệng bé. Nếu bạn cho bé bú ngoài với sữa công thức thì cũng cần tiệt trùng bình sữa và hâm nóng sữa. Sữa dư có thể để vào tủ lạnh cho bé dùng dần.
XEM THÊM: Thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg và những điều mẹ bầu cần đặc biệt chú ý
Những biến đổi ở cơ thể mẹ khi bước sang tuần 37
Ở tuần thai thứ 37 bạn sẽ cảm nhận được tất cả những đau nhức dù là nhỏ đến thế nào. Bạn sẽ băn khoăn không hiểu những gì mình đang cảm nhận là co bóp tử cung hay là đau đẻ sớm. Nhiều phụ nữ cảm thấy rất khó để xác định là họ có đẻ sớm hay không và để chắc chắn, họ cần phải đi khám ở tuần 37 của thai kì. Đừng ngại hỏi bác sĩ về vấn đề này. Thời điểm này bạn sẽ được kiểm tra theo từng tuần vì thế hãy cứ bày tỏ những thắc mắc của mình. Hãy ghi ra một danh sách những điều cần hỏi nếu bạn không thể nhớ hết một lúc, hoặc có thể nhờ chồng nhắc nhở bạn.
Ngày sinh đã gần kề rồi.
Hơn lúc nào hết, mọi người sẽ hỏi bạn rất nhiều về ngày dự sinh. Bạn sẽ nhận được nhiều lời hỏi thăm, thường là từ những người hoàn toàn xa lạ, có người cảm thấy thực sự hứng thú hoặc có người chỉ đơn giản là tò mò xem bạn đang cảm thấy thế nào. Hãy chuẩn bị cho những sự tò mò cũng như sự thông cảm từ những người phụ nữ khác đã từng trải qua thời kì này giống bạn. Cũng không cần phải nói chính xác về ngày dự sinh của mình. Không phải tất cả mọi người đều cần biết chính xác và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời lặp lại cùng một vấn đề nhiều lần
Những thay đổi sinh lý tuần này
Cũng giống như những thay đổi khác trong suốt 9 tháng thai kì, bạn có thể nhận thấy mình rậm lông hơn. Bạn có thể bị mọc lông trên mặt, trên lưng và thậm chí ở đầu vú. Nhổ những cái lông này đi không gây ảnh hưởng gì cả. Nhiều bà bầu vẫn duy trì lịch tẩy lông (waxing) bình thường của mình. Thông thường trước khi sinh bà bầu thường yêu cầu được tẩy lông mu. Việc này không hề ảnh hưởng đến em bé, nếu có thì cũng chỉ là làm bạn đau mà thôi.
Bạn có thể cảm thấy khô mắt như kiểu có cát trong mắt vậy. Đó là bởi vì có một lượng nước lớn tuần hòan trong cơ thể bạn dẫn đến hình dạng của tròng mắt thay đổi. Bình thường nước mắt vẫn làm trơn bề mặt ngoài của mắt nhưng bây giờ nước mắt không thể chảy theo đường bình thường, thay vào đó lại chảy xuống cổ. Luôn mang theo khăn giấy và nước nhỏ mắt nếu bạn cảm thấy khó chịu vì điều này.
Từ giờ trở đi bạn có thể không tăng cân nữa, nhưng em bé thì có. Bé vẫn được bao bọc bởi lớp mỡ dưới da cho đến khi được sinh ra. Não của trẻ sơ sinh chưa có cơ chế thích ứng với nhiệt độ hoàn chỉnh nên chúng cần có bộ đệm để cách nhiệt với các bộ phận quan trọng khác của cơ thể.
Những thay đổi tâm lý
Bạn sẽ cảm thấy gần như sẵn sàng trong tuần này, như kiểu bạn đang trong tư thế chờ đợi mà chỉ cần đợi tín hiệu để tiến lên. Bạn sẽ không muốn đi quá xa khỏi nhà và cũng không muốn đi khỏi nhà trong thời gian quá lâu. Bạn có thể bàn bạc với chồng về các kế hoạch cho các khả năng có thể xảy ra nhưng bạn vẫn luôn nghi ngờ rằng bạn có thể bỏ quên điều gì đó.
Nếu bạn không còn nhiều thứ để chuẩn bị cho em bé , thì hãy nhìn lại những bức ảnh hồi nhỏ của bạn với chồng và chọn ra những nét bạn muốn con mình có. Với những phụ nữ đã có con rồi thì hãy nhìn những bức ảnh hồi bé của con bạn và mường tượng ra đứa bé sắp sinh lần này.
Hãy nhạy cảm với những tín hiệu cơ thể báo hiệu sự đau đẻ có thể bắt đầu. Xác định chính xác chất xúc tác cho quá trình đau đẻ là rất khó, mặc dù có giả thuyết cho rằng bé sẽ phát ra một loại protein để bắt đầu quá trình co thắt trong người mẹ.
Dinh dưỡng cần thiết
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đến tuần này vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ calo, chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi để tránh bệnh thiếu canxi cho mẹ và bé. Các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như trứng, sữa, các loại tôm cá nhỏ ăn cả vỏ, các loại rau củ như đậu đỗ…
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi.
Bạn nên ăn những loại thức ăn tươi, nóng sốt, được nấu chín và đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn nên tránh uống rượu hoặc những chất kích thích như café hay những loại nước ngọt có ga. Thay vào đó bạn có thể uống các loại nước hoa quả có pha thêm một ít gừng, nước lọc để tránh bị chứng ợ hơi làm phiền mà lại giúp cung cấp nguồn vitamin cũng như khoáng chất đầy đủ.
Đừng quên các loại rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày bạn nhé. Chú ý nên ăn nhiều các lại rau có màu xanh đậm, các loại cây họ đậu, vì chúng cung cấp cho bạn nhiều hơn chất xơ và giúp bạn tránh bị bệnh táo bón làm phiền.
Các sản phẩm từ các loài cây họ đậu.
Những bệnh thường gặp
Đến tuần này cơ thể mẹ cũng không biến đổi nhiều cho lắm so với một vài tuần trước. Những bệnh thường gặp trong suốt quá trình mang thai có lẽ bạn đã phải đối mặt gần hết: táo bón, trĩ, ợ nóng, bện về răng miệng, bệnh giãn tĩnh mạch…Đến tuần này bạn đã không còn lạ lẫm với những triệu chứng của chúng nữa, nhưng bạn vẫn cảm thấy thật phiền phức và khó chịu khi chúng ghé thăm bạn thường xuyên.
Đặc biệt trong giai đoạn này, mẹ bầu cảm thấy khó chịu nhất là những vết đỏ tím xuất hiện nhiều hơn, to hơn. Mẹ không nên lo lắng nhé, sau khi sinh em bé, các vết này sẽ tự nhiên biến mất và tất nhiên không để lại sẹo đâu.
Nếu mẹ bầu đang lo lắng về sắc đẹp của mình sau khi sinh em bé, triệu chứng phù nề, thân hình to lớn, chiếc bụng to, những vết rạn trên da bụng, ngực, mông… bạn có thể sử dụng thêm các loại mỹ phẩm phụ trợ như kem dưỡng da, kem chống rạn dành cho bà bầu…Kết hợp với việc tập một số các bài thể dục nhẹ nhàng, đi lại vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện phần nào làn da và dáng vóc của bạn.
Vết rạn bụng của bà bầu 9 tháng.
Bố mẹ nên làm
Sinh em bé là một việc quan trọng không chỉ với bạn mà với cả gia đình bạn. Mặc dù đã có sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học tiên tiến nhưng bạn cũng không thể nào biết chính xác ngày sinh. Do đó bạn và gia đình nên cân nhắc giữa lựa chọn sinh thường và mổ đẻ. Việc này phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe của mẹ và tình trạng hiện tại của bé yêu.
Bạn nên hoàn thành khóa học tiền sản hoặc học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về nuôi dạy trẻ để chuẩn bị thật tốt tinh thần cho giai đoạn sắp tới. Bạn phải đảm bảo mình đã chuẩn bị đầy đủ trang phục cho mẹ và bé, một số các đồ dùng cần thiết…Việc thu dọn, trang trí nhà cửa cũng được bạn và gia đình đốc thúc chuẩn bị trong những ngày này.
Giúp cơ thể mẹ bầu thư thái bằng việc có những bài tập thể dục nhẹ nhàng như tập thở hay tập nâng xương chậu, đi dạo vào buổi tối, nằm nghe nhạc không nghĩ ngợi gì…Những điều này sẽ giúp mẹ bầu có được một sức khỏe tốt chờ đến ngày chuyển dạ đấy.
Bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ dễ sinh.
Ngoài ra, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ và bé, dự đoán ngày sinh chính xác cũng vẫn nên được duy trì thường xuyên.
Mỗi tuần thai - một chủ đề: 3 câu hỏi về việc chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ
Câu hỏi 1: Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ được cho là cách nuôi con tốt nhất?
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất của thiên nhiên dành cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có protein, tinh bột, chất béo, gần như tất cả các vitamin và khoáng chất ở tỷ lệ hoàn hảo mà một đứa trẻ sơ sinh cần có trong 6 tháng đầu đời. Hàng chục nghiên cứu đã khẳng định lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, và những nghiên cứu mới cũng liên tục được công bố. Hãy điểm lại những ý chính. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể:
- Giúp bảo vệ con khỏi bệnh tiêu chảy, các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng tai.
- Giảm nguy cơ bé bị dị ứng, bệnh bạch cầu và nguy cơ béo phì.
- Giảm mức độ căng thẳng và nguy cơ ung thư vú ở mẹ.
Câu hỏi 2: Tôi có thể làm gì để chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ?
Bạn có thể chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ thành công bằng cách đọc về cách nuôi con bằng sữa mẹ và tìm hiểu xem nếu khó khăn thì có thể nhờ trợ giúp ở đâu. Dưới đây là 4 điểm quan trọng bạn phải biết:
- Nhấn mạnh rằng bạn và con bạn có tiếp xúc da trực tiếp ngay sau khi bé được sinh ra (trừ trường hợp bạn hoặc con bị biến chứng y tế) để bạn có thể cho con bú càng sớm càng tốt. Nếu bạn sinh mổ, hãy yêu cầu đưa con về phòng hồi sức cùng bạn ngay sau khi ca phẫu thuật kết thúc.
- Nhận ra rằng việc cho con bú không phải phụ nữ nào cũng tự nhiên làm được, và nếu bạn cảm thấy chán nản thì bạn không đơn độc. Hãy tìm sự giúp đỡ từ sớm khi bạn vẫn còn ở bệnh viện hay trung tâm sinh sản để chắc chắn bạn có thể cho con bú trước khi về đến nhà.
- Cho con bú thường xuyên — 8 đến 12 lần mỗi 24 giờ. Và trừ khi có yêu cầu y tế thì bé không cần thiết phải ăn thêm bất cứ gì khác ngoài sữa mẹ (ít nhất trong vài tuần đầu tiên).
Câu hỏi 3: Cho con bú có đau không?
Chỉ bởi vì cho con bú mẹ là cách tự nhiên nhất để nuôi dưỡng con không có nghĩa việc này lúc nào cũng dễ dàng. Với nhiều phụ nữ, việc cho con bú có thể không dễ chịu, thậm chí lúc đầu còn bị đau. Đừng im lặng chịu đựng. Đau thường là dấu hiệu cho thấy rằng bé không ngậm vú mẹ đúng cách. Miệng của bé nên trùm lấy phần lớn quầng vú của bạn (vùng da sắc tố xung quanh núm vú). Núm vú của bạn nên nằm sâu trong miệng bé. Nếu việc cho bú làm cho bạn đau sau khi bé mút vài lần thì hãy chèn ngón tay út vào giữa nướu của bé và núm vú của bạn – và cố lại cho đến khi bạn tìm được một vị trí ít gây đau đớn hơn. Hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn trước khi bạn rời bệnh viện để chắc chắn con bạn đã bú đúng cách.
Một số phụ nữ hoàn toàn thoải mái với việc cho con bú ở nơi công cộng trong khi số khác thì không. Nếu bạn lo lắng về chuyện này, hãy mang theo áo khoác hoặc chăn khi đi ra ngoài với con. Như vậy, nếu con cần được bú, bạn có thể trùm nó qua vai mình và đầu con.
Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi 37 tuần
Hãy đến bể bơi đặc biệt khi bạn mang thai vào mùa hè. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì nước sẽ nâng đỡ cơ thể bạn. Đừng lo lắng vì vẻ bề ngoài của mình, sẽ không ai để ý đâu. Bơi lội và nổi trên nước là một các thức tuyệt vời để giảm nhiệt độ cơ thể của bạn.
Bơi là hoạt động tốt cho bà bầu.
Đọc nhiều sách, xem phim, gọi điện cho bạn bè và viết một vài bức thư. Hãy tận dụng thời gian của bạn và tận hưởng những việc mà trước đây bạn không có thời gian để làm khi vẫn còn phải đi làm. Nếu mà bạn còn có những đứa con khác thì hãy tìm hiểu những hoạt động mà bạn có thể làm cùng con. Hãy để cho con tham gia vào việc chuẩn bị cho em bé. Hoặc nghĩ đến việc chuẩn bị món quà của em bé cho từng đứa con của bạn. Đây là một cách hiệu quả để thúc đẩy tình cảm anh chị em. Hãy nói chuyện với các con rằng ai sẽ là người trông chúng khi bạn vào viện và nói cho con biết con có thể vào thăm bạn và em bé. Những đứa trẻ được thông báo trước như vậy sẽ cảm thấy chúng có vai trò quan trọng và sẽ thích ứng với sự thay đổi trong gia đình dễ dàng hơn.
Hãy đến những buổi thăm khám trước khi sinh và biết được khi nào thì bạn không phải đến nữa. Nhiều phụ nữ có mối quan hệ rất thân thiết với y tá hoặc bác sĩ và họ sẽ cảm thấy buồn khi không được gặp bác sĩ hoặc y tá nữa.
Hãy để cho chồng ngủ ở chỗ khác nếu bạn cần thêm chỗ nằm. Chứng mất ngủ sẽ không được cải thiện nhiều và việc đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến anh ấy. Nếu bạn có giường riêng thì hãy sắp xếp gối xung quanh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Những tiếng động nhỏ từ quạt hay từ đài có thể giúp bạn ngủ dễ hơn. Hãy thử bật nhạc nhẹ nhàng và làm một số động tác thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.
Gợi ý cho tuần này
Bắt đầu đọc sách về chăm sóc trẻ. Nếu chưa bắt đầu, bây giờ là lúc lý tưởng để mẹ chuyển từ đọc về việc mang thai qua tìm hiểu về chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ sẽ không có nhiều thời gian để đọc một khi bé chào đời nên hãy học hỏi tất cả những gì có thể về những tuần đầu tiên của con. Mình đã có một bài viết về các cuốn sách hay cho các mẹ, các mẹ có thể tham khảo ở đây nhé: 8 cuốn sách thai giáo cho bà bầu kinh điển.
Tranh thủ đọc sách về cách dạy trẻ trong thời gian chờ sinh.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về những biểu hiện của mẹ và thai nhi 37 tuần tuổi cùng các kinh nghiệm hữu ích mình chia sẻ cho các mẹ.Chúc các mẹ có cuộc "vượt cạn" an toàn. Nhớ feedback lại cho mình nhé :).