thanhdat.daiichi.hp2@gmail.com
0967.902.286

Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã diễn ra như thế nào?

Những câu hỏi của khách hàng về BHNT | 30/09/2021 | 614 lượt xem

Câu 6: Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

                                             

  • Giai đoạn trước năm 1975: năm 1970, tại miền Nam công ty bảo hiểm nhân thọ Hưng Việt ra đời triển khai sản phẩm bảo hiểm trọn đời và tử kỳ 5, 10, 20 năm nhưng diễn biến chiến tranh ác liệt nên công ty chưa có kết quả rõ rệt.
  • Giai đoạn năm 1975-1993: sau khi giải phóng miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố đình chỉ các hoạt động của các công ty bảo hiểm miền Nam Việt Nam trong đó có Hưng Việt. Chính phủ tuyên bố thanh lý, giải thể các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Năm 1976, Bộ trưởng Bộ Tài chính Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Quyết định 21/QĐ-BKT thành lập Công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm Việt Nam (viết tắt là Bavina) thuộc Tổng nha Tài chính. Năm 1977, Bavina trở thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 61/TCQĐ của Bộ Tài chính. Giai đoạn 1975-1993, Nhà nước độc quyền về bảo hiểm thông qua Bảo Việt. Trong giai đoạn này tiếp thu các sản phẩm bảo hiểm đang được triển khai tại miền Nam trước đây, Bảo Việt tiến hành các sản phẩm bảo hiểm học sinh, bảo hiểm con người với 3 nhóm rủi ro: tai nạn (nhóm A), ốm đau điều trị (nhóm B), tử vong (nhóm C) để người tham gia bảo hiểm lựa chọn một, hai hay cả ba nhóm trên. Đồng thời Bảo Việt tiến hành triển khai một số sản phẩm bảo hiểm khác: bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm tai nạn người lao động (cho chủ sử dụng lao động), bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (bồi thường cho chủ xe số tiền phải chi trả cho nạn nhân trong tai nạn). Song các hợp đồng bảo hiểm chỉ có thời hạn 1 năm và mang tính chất kỹ thuật như bảo hiểm phi nhân thọ. Các sản phẩm bảo hiểm nói trên vẫn được các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục triển khai từ đó đến nay, nội dung sản phẩm có cải tiến tăng thêm quyền lợi và lợi ích cho người tham gia bảo hiểm.
  • Giai đoạn năm 1993-1999: nền kinh tế xã hội Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc. Lạm phát đã đẩy lùi về một con số, tỷ giá ổn định, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, kinh tế tư nhân được Nhà nước công nhận và tạo điều kiện phát triển, từ một nước thiếu ăn đã bắt đầu xuất khẩu gạo và nông sản. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ nước ngoài đã xin phép Chính phủ thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Ngày 18/12/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 100/1993/NĐ-CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và Bộ Tài chính sau đó ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện. Cùng thời gian này, Bộ Tài Chính đã chỉ đạo cho Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) tổ chức nghiên cứu, khảo sát học tập kinh nghiệm nước ngoài để thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, cùng thời kỳ này các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài được cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam có sự đóng góp tích cực hỗ trợ Bộ Tài chính nghiên cứu về chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Ngày 22/6/1996, Bộ Tài chính ban hành quyết định cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Đầu tháng 8/1996, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được ký kết. Thời gian thí điểm Bảo Việt triển khai 2 sản phẩm bảo hiểm bao gồm bảo hiểm hỗn hợp và bảo hiểm ansinh giáo dục với thời hạn từ 5 năm, 10 năm, 15 năm, số tiền bảo hiểm từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, số phí bảo hiểm khai thác mới trên 1 tỷ đồng/năm.
  • Giai đoạn năm 1999-2004: sau khi triển khai thí điểm, Bộ Tài chính đã đánh giá Việt Nam đã có đủ điều kiện và nhu cầu để phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ nên bắt đầu cấp phép thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam. Năm 1999, cấp phép 3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là Bảo Minh-CMG (Bảo Minh liên doanh với Công ty bảo hiểm nhân thọ CMG của Úc) sau này bán lại cho Dai-ichi (Nhật Bản), Prudential Việt Nam, Chinfon-Manulife (sau này Chinfon chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho Manulife. Năm 2000, cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho AIA. Trong 5 năm này 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (4 doanh nghiệp nhân thọ nước ngoài và Bảo Việt) cùng nhau cạnh tranh phát triển phát triển sản phẩm, cung cấp sản phẩm bảo hiểm, mở rộng kênh phân phối làm cho khách hàng có điều kiện lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất. Đánh giá kết quả 5 năm phát triển thị trường, cạnh tranh, chế độ quản lý Nhà nước, Chính phủ đã thấy được chúng ta có đủ năng lực quản lý các doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm, dung lượng thị trường và nhu cầu bảo hiểm còn nhiều tiềm năng để cấp phép thêm các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam.
  • Giai đoạn năm 2005 đến nay: có thêm 13 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam: ACE Life, Prevoir (2005), Cathay Life, Great Eastern (2007), Korea Life, Vietcombank-Cardiff (2008), Fubon Life(2010), Generali, Vietinbank-AVIVA (2011), PVI Sun Life, Phú Hưng Life, BIDV-Metlife và MB-Ageas Life.