Không những có thể trò chuyện một cách mạch lạc, trẻ 22 tháng tuổi có thể bày tỏ cảm xúc trong từng câu nói của mình. Tính cách của trẻ sẽ được thể hiện một cách rõ ràng nhất tại thời điểm này.
1. Sự phát triển thể chất, vận động của trẻ 22 tháng tuổi
Trẻ 22 tháng tuổi vẫn tiếp tục phát triển khả năng vận động nhưng có phần chậm lại trong khoảng thời gian này. Không chỉ chạy nhảy quanh nhà mà trẻ nhanh nhẹn hơn rất nhiều, trẻ đã có thể tự ý nhảy lên cầu thang. Khi mới chập chững bước đi, trẻ rất hứng thú khi được tự đi và tự chạy khắp nơi nhưng bây giờ, trẻ lại muốn được bế ẵm bất cứ khi nào muốn đi đâu, trẻ trở nên lười đi bộ. Có thể bởi đi bộ bây giờ không kích thích được sự khám phá học hỏi ở bé nữa nên bé trở nên không hứng thú. Hoặc trẻ trở nên lười vận động hơn bởi một số thay đổi tâm sinh lý nào đó.
Trẻ sẽ bám theo bố mẹ nhiều hơn khi trẻ lười vận động, thậm chí bám chặt lấy, không cho bố mẹ rời xa mình. Trẻ có thể phản ứng lại bằng cách giận dữ hoặc khóc thét lên vì không muốn khi bạn bắt trẻ phải tự đi bộ.
Thông qua cách chơi, cách bé cầm viết và cách sử dụng chân tay, đây là thời điểm trẻ thể hiện tay thuận của mình. Mẹ có thể tập cho trẻ sử dụng thành thục cả hai tay nếu trẻ thuận tay trái, thay vì đổi tay.
Những cột mốc phát triển của trẻ:
- Có thể đứng trên đầu ngón chân
- Khi đi trên lề có thể giữ thăng bằng
- Biết chạy nhảy
- Có thể leo trèo giỏi
- Có thể lên xuống cầu thang thành thạo
- Biết tự đá bóng
- Biết ném đồ vật lên trên cao
- Biết cách điều khiển những món đồ chơi
- Biết cách xoay tay nắm cửa và bấm nút
- Có thể sử dụng muỗng và thìa.
Trẻ 22 tháng tuổi có thể sử dụng muỗng và thìa
2. Sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ 22 tháng tuổi
Trẻ 22 tháng tuổi vẫn tiếp tục làm mọi việc theo ý riêng của mình, điều này càng chứng tỏ khả năng độc lập cao của trẻ. Trẻ học thông qua cách quan sát và chơi. Trẻ đang tìm kiếm mọi thứ bằng cách trải nghiệm và xem những gì bạn làm.
Đây chính là thời điểm thích hợp để mẹ giúp bé hình thành thói quen theo giờ giấc bởi trí nhớ của bé cũng đã tốt hơn. Mẹ nên tập cho bé thói quen vui chơi và tập thể dục theo “lịch”, ngoài việc ăn uống, ngủ nghỉ và vệ sinh đúng giờ. Ở độ tuổi này, trẻ đã nhận thức được về hành động của mình và nhận biết những hậu quả mình gây ra. Ngay từ bây giờ, mẹ hãy tập cho con những thói quen như rửa tay sau khi chơi và trước khi ăn, tự dọn dẹp đồ chơi...
Bạn có thể chỉ cho bé bằng cách chỉ cho bé cách làm mọi thứ, chẳng hạn như cách xếp đồ chơi, cách ghép bảng xếp hình và cách chơi với bé.
Trẻ ở giai đoạn này vẫn thích tìm hiểu cảm giác của mọi thứ bằng cách chạm vào tất cả mọi thứ, kể cả đưa vào miệng. Tất cả các giác quan được sử dụng trong hành trình khám phá của trẻ.
Trẻ có thể rơi vào khủng hoảng ở giai đoạn này và nhìn bé có vẻ vô cùng nghịch và hư, tuy nhiên bạn đừng nên quá lo lắng. Ném thức ăn, đồ chơi hay quẳng đồ đều là một phần của việc trẻ khám phá thế giới xung quanh hoạt động. Trẻ vẫn chưa thể nhận thức được điều này có thể là hỏng hoặc làm tổn thương người khác. Bạn có thể nhắc nhở trẻ thường xuyên một cách nhẹ nhàng.
22 tháng tuổi, trẻ đã có ý thức được về hành động của mình, biết hậu quả của những điều mình gây ra. Trẻ biết rằng nếu chơi xong không dọn dẹp là một hành động không tốt và có thể làm mẹ bực mình. Ngay bây giờ, mẹ hãy tập cho trẻ có thói quen rửa tay sau khi chơi và trước khi ăn, tự dọn dẹp đồ chơi.
Các cột mốc phát triển của trẻ:
- Việc tìm hiểu tên đồ vật khiến trẻ ngày càng thích thú
- Biết gọi tên những hình vẽ đơn giản
- Có thể sử dụng những vật dụng đơn giản như điện thoại
- Gọi tên các bộ phận trên cơ thể
- Có thể nhớ chính xác vị trí của những món đồ yêu thích khi chúng khuất tầm mắt
Giai đoạn này, trẻ rất muốn mẹ chơi cùng trẻ. Khi trẻ muốn điều gì, trẻ muốn ngay và liền nếu không sẽ lèo nhèo ỉ ôi với mẹ bởi trẻ chưa có tính kiên nhẫn nên trẻ không thể chờ đợi.
Ở giai đoạn này, suy nghĩ của trẻ luôn vượt quá các kỹ năng mà trẻ có. Trẻ có thể hiểu nhiều hơn cái cách mà trẻ có thể thể hiện cho bạn biết. Điều này khiến cho trẻ dễ cáu giận, khó chịu vì trẻ không biết cách làm thế nào để diễn tả nó mặc dù trẻ biết trẻ muốn những gì. Chìa khóa chính là sự kiên trì, trẻ em học bằng cách làm theo hành động của người lớn.
Khả năng dự đoán và thói quen của trẻ phát triển mạnh ở độ tuổi này. Do đó, bạn cần thiết lập lịch trình cho thời gian ăn, thời gian ngủ của bé. Nếu được khuyến khích trẻ có thể giúp bạn dọn bàn sau bữa ăn hoặc lấy bàn chải đánh răng sau bữa tối.
Với khả năng dự đoán này, trẻ có cảm giác kiểm soát thế giới, trẻ có thể trở nên cáu gắt, khó chịu, nếu lịch trình của trẻ bị thay đổi. Vì vậy, mỗi khi thay đổi, mẹ cần giải thích cho trẻ để trẻ học dần.
Trẻ 22 tháng tuổi, thay vì hành xử cộc lốc như trước đây, trẻ đã biết sử dụng lời nói để giành đồ chơi mà mình mong muốn. Song trẻ vẫn chưa học được cách chia sẻ với người khác.
Những lúc trẻ buồn chán hoặc mệt mỏi, trẻ thường đột ngột biểu hiện những cảm xúc tiêu cực nhất. Ở giai đoạn này, trẻ thường rất dễ bị cuốn theo những cảm xúc của bản thân, nhanh chóng cảm thấy buồn chán. Vì vậy, những lúc này mẹ cần an ủi vỗ về trẻ thay vì la mắng trẻ. Mẹ có thể tránh đi chỗ khác hoặc lờ bé đi nếu trẻ chỉ giận dỗi vì không được làm theo ý mình.
Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể sử dụng cùng lúc 2 đến 3 từ để diễn tả câu nói của mình và thường có xu hướng sử dụng nhiều danh từ hơn động từ. Trẻ đã có thể trả lời được các câu hỏi đơn giản như có. không....Trong một cuộc hội thoại, trẻ có thể nhận ra tên của những người quen, các đối tượng, các bộ phận cơ thể và các từ lặp lại.
Các cột mốc phát triển của trẻ:
- Vốn từ của trẻ bây giờ dao động từ 50 đến 70 từ
- Có thể sử dụng các cụm từ đơn giản hoặc ghép 2 từ với nhau
- Khi trẻ được 18 đến 30 tháng tuổi, trẻ có thể nói một câu hoàn chỉnh
- Trẻ có thể ngân nga câu hát.
Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể sử dụng cùng lúc 2 đến 3 từ để diễn tả câu nói của mình
3. Chế độ dinh dưỡng của trẻ 22 tháng tuổi
Ngoài các bữa ăn chính và phụ, trẻ 22 tháng tuổi vẫn cần được cung cấp 500ml sữa hàng ngày. sữa tốt nhất cho trẻ lúc này vẫn là sữa mẹ. Mẹ nên cân nhắc lựa chọn các loại sữa khác nếu mẹ không đủ sữa, song vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ.
Để bù đắp năng lượng tiêu hao trong các trò vận động của bé, bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các bữa phụ với bánh bích quy, nước ép, sữa tươi, sữa chua và các loại hoa quả tươi.
Nên cho trẻ ăn hoa quả khoảng 20 phút sau bữa ăn, trước lúc đi ngủ hạn chế cho trẻ ăn hoa quả bì không tốt cho men răng của trẻ.
Tập luyện thói quen ăn sáng cho trẻ vì đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.
Ngoài ra, để khuyến khích sự phát triển hoàn thiện của trẻ, bố mẹ cần:
- Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng theo lịch tiêm chủng
- Dạy trẻ cách sử dụng mũ và bảo vệ da khỏi cháy nắng khi đi ra ngoài. Chỉ nên cho bé ra ngoài trước 10h sáng và sau 3 giờ chiều
- Để trẻ biết tránh những nơi cao, các vật dụng sắc nhọn, cần dạy bé biết phát hiện những mối nguy hiểm không an toàn cho bản thân
- Dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi hay đồ ăn khi chơi cùng các bạn
- Để tránh mắc bệnh, cần dạy trẻ biết cách tự vệ sinh thân thể như rửa tay chân sau khi đi vệ sinh, vệ sinh răng miệng hàng ngày
- Để tránh ảnh hưởng đến việc chơi đùa tương tác thực tế, hạn chế thời gian xem tivi của trẻ
- Đưa trẻ ra ngoài đến công viên hoặc đi dạo quanh nhà nhằm khuyến khích trẻ tìm hiểu và yêu thích thiên nhiên
- Bằng cách bày đầu trò chơi, bạn sẽ giúp trẻ phát huy được khả năng của bản thân, sau đó cứ để trẻ tiếp tục chơi tiếp. Những trò chơi này giúp trẻ tìm thấy sự hứng thú và kích thích não bộ của trẻ phát triển. Sử dụng những đồ chơi vừa có màu sắc, âm thanh và tương tác với trẻ càng nhiều càng tốt.
- Trẻ ở tuổi này rất bướng bỉnh, vì vậy hãy tôn trọng ý thích và mối quan tâm của trẻ, cố gắng nhượng bộ trẻ những thứ nhỏ nhặt nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nhân nhượng những đòi hỏi của trẻ, điều này giúp trẻ ý thức được hơn về bản thân và biết nghe lời bố mẹ.
Giai đoạn trẻ 22 tháng tuổi có những phát triển quan trọng trong cuộc đời. Cha mẹ nên nắm được những cột mốc để đồng hành và giúp con phát triển tốt nhất. Nếu nhận thấy các dấu hiệu khác thường của con, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.