thanhdat.daiichi.hp2@gmail.com
0967.902.286

CẨM NANG CHĂM SÓC CON Ở THÁNG THỨ 20

Sức khỏe trẻ nhỏ | 15/03/2021 | 1242 lượt xem

Trẻ 20 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Trẻ xếp đồ vật theo kích thước

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ là điều các bậc làm cha mẹ rất quan tâm. Khi trẻ 20 tháng tuổi, một số kỹ năng sẽ dần hoàn thiện và thời điểm này cần có chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc răng miệng thật tốt.

1. Chiều cao, cân nặng của trẻ 20 tháng tuổi thế nào là phát triển bình thường?

Bảng chiều cao, cân nặng dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007 và hiện đang được áp dụng cho các bé Việt Nam trong năm nay sẽ giúp các bậc phụ huynh phần nào đánh giá được mức cân nặng và chiều cao trẻ nhà mình đã chuẩn ở giai đoạn trẻ 20 tháng tuổi chưa, từ đó có thể tìm ra giải pháp phù hợp cũng như bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Cân nặng

2. Trẻ 20 tháng tuổi phát triển nhận thức, cảm xúc như thế nào?

 

Ngoài việc trẻ có thể đi lại, lên xuống bậc cầu thang, ăn bằng thìa,... dễ dàng, cầm nắm vật chắc hơn, trẻ có thể vẽ do khả năng phối hợp các ngón tay đã phát triển hơn rất nhiều, xếp hình đơn giản cũng không phải là thử thách khó khăn với trẻ.

Nhận thức của trẻ 20 tháng tuổi cũng phát triển mạnh mẽ. Trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh, biết sợ hãi và thể hiện bằng cách nép vào bố mẹ, tuy nhiên, cha mẹ có thể dễ dàng đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ sang thứ khác rất dễ dàng.

Cảm xúc thể hiện thái độ của trẻ 20 tháng tuổi cũng bắt đầu đa dạng hơn. Trẻ biết khóc, lăn ra sàn nhà, la hét, cắn, nhăn mặt để thể hiện sự giận dữ, không vừa lòng của mình. Tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ “thỏa hiệp”, nhượng bộ với trẻ để tránh trẻ sẽ lặp lại những hành động đó về sau.

Trẻ 20 tháng tuổi đã có thể nói từ 15 tới 30 từ .

Trẻ tập đi

Nhận thức của trẻ 20 tháng tuổi cũng phát triển mạnh mẽ

3. Trẻ 20 tháng tuổi ăn cơm được chưa?

 

Trẻ 20 tháng tuổi, cha mẹ cần cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính mỗi ngày. Giai đoạn này trẻ có thể ăn được cơm. Nhưng tùy từng trẻ, nếu trẻ chưa nhai được hoặc chưa sẵn sàng, bạn có thể tập cho trẻ từ từ bằng cách cho trẻ tập ăn cơm nát hoặc com nhão trước.

Mỗi bữa ăn của trẻ cần có đủ dinh dưỡng kết hợp như chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin, khoáng chất.

Sau 3 bữa chính, các mẹ hãy bổ sung cho bé khoảng 50gr trái cây hoặc 100ml các loại thực phẩm chế biến từ sữa (như yaourt, váng sữa...). Sau khi ăn có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để tiêu hoa tốt hơn.

Ngoài ra, cho trẻ ăn từ 2-3 bữa ăn phụ, mỗi bữa khoảng 200 ml sữa. Thỉnh thoảng có thể thay bữa phụ bằng các loại khác dễ ăn như bún, nui, chè... để đa dạng khẩu phần cho trẻ, kích thích vị giác hơn. Tuy nhiên hạn chế cho trẻ ăn vặt và uống các loại nước có đường. Tuyệt đối không ép trẻ ăn thêm đồ ăn, vì điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi.

Tuy nhiên để phát triển tốt nhất, trẻ 20 tháng tuổi vẫn cần cho bú sữa mẹ, mỗi ngày từ 3 tới 4 lần, kết hợp với 3 tới 4 bữa ăn cháo hoặc cơm.

Cho trẻ ăn

Trẻ 20 tháng tuổi, cha mẹ cần cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính mỗi ngày

4. Chăm sóc răng miệng cho trẻ 20 tháng tuổi

Khi chuẩn bị mọc răng, trẻ thường hay bị chảy nhiều nước dãi, biếng ăn hơn, hay quấy khóc, khó ăn ngủ ngon, luôn mút ngón tay, thích cắn vật rắn, đôi khi có sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên; tiêu chảy. Vì vậy cha mẹ nên chú ý những đặc điểm này trong mỗi giai đoạn bé chuẩn bị mọc răng để có những biện pháp chăm sóc chu đáo hơn.

Trẻ 20 tháng tuổi ngoài mọc 4 răng cửa, 4 răng hàm trước đó, sẽ mọc thêm 4 răng nanh. Để chăm sóc tốt nhất cho răng miệng của trẻ, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Nếu trong thời gian mọc răng sữa, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên phụ huynh cần phân biệt được các biểu hiện sốt do trẻ mọc răng hay do lý do khác.
  • Lau sạch nước miếng hay chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm
  • Vệ sinh, làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc sau khi ăn. Sử dụng một miếng gạc hoặc vải mềm, nhúng vào nước sạch quấn quanh đầu ngón tay lau nhẹ nhàng, lau sạch nướu và nên cho trẻ uống nước lọc sau khi cho bú hoặc ăn dặm xong.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn. Cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
  • Đối với trẻ đã mọc nhiều răng, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập đánh răng hằng ngày. Chỉ nên dùng một lượng nhỏ kem đánh răng nguồn gốc từ thiên nhiên dành cho trẻ em, hướng dẫn trẻ sau khi đánh răng súc miệng nhổ hết kem đánh răng. Nên mua các sản phẩm kem đánh răng dành cho trẻ em.

Cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng đối với trẻ 20 tháng tuổi. Hy vọng với bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ thêm về sự phát triển của bé yêu giai đoạn 20 tháng tuổi cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Trẻ 20 tháng tuổi cần được chăm sóc răng miệng chu đáo

 

Trẻ 20 tháng tuổi thường gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Đặc biệt, trong giai đoạn này trẻ có thể chậm nói, chậm vận động...nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch thoáng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh.